Camellia Petelotii
Tại Việt Nam, loài chỉ thấy có ở Vườn quốc gia Tam Đảo với cá thể loài còn rất ít. Đây là loài bản địa và quý hiếm, với phân bố rất hẹp của Việt Nam trong khu vực Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Trên thế giới, loài trà hoa vàng này trong tự nhiên được cho là sinh sống trong các khu rừng có độ cao từ 700 – 1500m tại khu vực miền nam Quảng Tây (Trung Quốc) và một số địa phương thuộc các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam như: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Chẽ (Quảng Ninh), Ba Vì (thành phố Hà Nội). Tuy nhiên, tại Ba Vì và Ba Chẽ người ta vẫn chưa tìm thấy loài này. Trong đó, Tam Đảo được các nhà nghiên cứu đánh giá là địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loại cây này. Quá trình điều tra tại Vườn Quốc gia Tam Đảo đã phát hiện và thống kê được có 16 loài trà, thuộc chi Chè trong họ Chè. Trong đó trà hoa vàng Tam Đảo có dạng thân bụi đến gỗ nhỏ, cao từ 2 – 15 m, mùa hoa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Hoa của loại cây này có màu vàng tự nhiên rất đặc trưng, phân bố rải rác trong các khu vực rừng tự nhiên, ven khe suối, đặc biệt tại độ cao 900 đến 1.200 mét so với mặt nước biển xuất hiện loài petelotii (Camellia petelotii (Merrill) Sealy, Kew Bull. 4: 219. 1949. 金花茶 - kim hoa trà) là loài có giá trị nhất trong các loài trà hoa vàng ở Việt Nam nhưng cá thể còn không nhiều.
Năm 2009, nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tú cùng cộng sự trong Trung Tâm Cây Giống Cây Nguyên Liệu Tam Đảo về đặc điểm hình thái, sinh thái, và khả năng nhân giống bằng hom loài trà hoa vàng Tam Đảo. Trung Tâm đã đánh giá được các đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng của loài này cũng như các điều kiện môi trường tác động tới sự sinh trưởng phát triển của loài, và thử nghiệm nhân giống vô tính thành công phục vụ trong công tác bảo tồn, phát triển trồng rừng và làm cảnh trên toàn địa bàn huyện Tam Đảo.
Cây Giống Liên Hệ:
Trung Tâm Cây Giống Cây Nguyên Liệu Tam Đảo